Các loại trám răng và quy trình trám răng tại nha khoa

tien hanh tram rang tai nha khoa

Trám răng là kỹ thuật được áp dụng để khắc phục các tình trạng răng bị sâu và thưa- mẻ,… quy trình trám răng tại nha khoa nhằm giúp vùng răng sâu không bị lây lan sang các răng khác.

Tuy đây là phương pháp khá đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ quy trình trám răng tại nha khoa cũng như cách bảo vệ răng tốt hơn sau khi trám. Cùng nha khoa Asoka tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Những rủi ro có thể gặp khi nhổ răng khôn

Quy trình trám răng tại nha khoa
Quy trình trám răng tại nha khoa

1. Trám răng có mấy loại?

Phương pháp trám răng có 5 loại chính với các vật liệu trám khác nhau. Còn tùy vào từng tình trạng răng cụ thể mà các bác sĩ sử dụng loại vật liệu trám phù hợp nhất,

5 loại trám răng chính:

  • Trám răng bằng Amalgam
  • Trám răng bằng Composite
  • Trám răng bằng kính Ionomer
  • Trám răng bằng kim loại quý, vàng
  • Trám răng Inlay bằng miếng sứ

2. Trám răng có mài răng không?

Trám răng có mài không? Câu trả lời là không nhé, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các nguyên nhân gây ra hiện tượng sâu răng. Tiếp theo sẽ dùng chất trám chuyên dụng để làm đầy cho răng, và răng sẽ được bảo vệ hoàn toàn với sự xâm nhập của vi khuẩn. Hiện đay chính là ưu điểm lớn nhất của việc trám răng. Đồng thời bạn sẽ được giữ lại toàn bộ răng thật của mình mà không cần phải mài. Trám răng được đánh giá cao bởi độ an toàn và hiệu quả để có được một hàm răng đẹp.

3. Quy trình trám răng sâu tại Nha Khoa Asoka

Quy trình tram rang sau chuan y te
Quy trình trám răng sâu chuẩn y tế

Khi đến Nha Khoa Asoka điều trị răng sâu các bạn sẽ được trải qua các bước điều trị tuần tự sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn về tình trạng răng

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể ở vùng răng sâu nên trám và tư vấn cho các khách hàng về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng để trám.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh răng miệng

Đây cũng là bước cực kỳ quan trọng trong việc điều trị sâu răng và bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng chuyên dụng và sau đó sát trùng vùng răng sâu cần điều trị nhằm tránh các sự viêm nhiễm không cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.

Xem thêm : 6 tác hại của niềng răng tại nha khoa kém chất lượng

Bước 3: Tiến hành gây tê và tạo hình xoang trám

tram rang gay te an toan
Trám răng gây tê an toàn

Đầu tiên có thể bác sĩ sẽ gây tê (khi cần thiết) đối với các trường hợp răng bị sâu quá nặng và nó làm cho bệnh nhân đau nhức trước đó để bệnh nhân không còn cảm giác đau nhức khi trám răng nữa.

Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên khoa làm sạch cùng những vụn thức ăn, và ngà sâu trong lỗ sâu. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp nhất cho từng loại vật liệu trám và đối với từng kỹ thuật trám răng khác nhau.

Bước 4: Tiến hành trám răng

tien hanh tram rang tai nha khoa
Tiến hành trám răng tại nha khoa

Tiếp theo, khi vùng răng bị sâu đã được làm sạch thì các bác sĩ sẽ tiến hành quy trình trám răng thẩm mỹ để che và bít lỗ răng sâu lại theo từng thao tác như sau đây:

  • Đầu tiên bôi một loại dung dịch axit nhẹ lên chỗ cần nhổ răng và cần phục hồi (Etching).
  • Tiếp theo bôi phủ một lớp keo để tạo độ dính (Bonding).
  • Đèn quang trùng hợp cho lớp keo Bonding khô.
  • Vật liệu Composite sẽ được trám từng lớp mỏng – nhiều hay ít tùy theo từng răng và các bác sĩ sẽ điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của chiếc răng.
  • Chiếu đèn quang trùng hợp để Composite và răng tạo thành một khối đồng nhất.
  • Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng.

Tại Nha Khoa Asoka, với đầy đủ trang thiết bị điều trị hiện đại, thì bác sĩ có tay nghề cao, với nhiều năm kinh nghiệm… sẽ điều trị bệnh bằng một quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay với đầy đủ các bước cơ bản để nhằm bảo đảm điều trị triệt để bệnh sâu răng cho bệnh nhân.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay tới nha khoa Asoka để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *