Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ có tốt không?

lam cau rang su co tot khong

Việc mất răng làm cho nhiều người cảm thấy bất tiện, và khó khăn lúc ăn uống cũng như là mất thẩm mỹ. Vậy nên sử dụng cầu răng sứ đây là phương pháp hiệu quả được nhiều bác sĩ chỉ định cho các khách hàng hiện nay. Cầu răng sứ tốt sẽ giúp bạn ăn nhai thuận lợi, và mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao, cũng như hạn chế quá trình tiêu xương hàm.

Thế nhưng nhiều người cũng đang băn khoăn không biết làm cầu răng sứ liệu có thực sự bền không?. Sử dụng được bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

cau rang su la gi
Cầu răng sứ là gì

1. Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều chiếc răng mất cố định và phổ biến hiện nay. Nó giống như bạn đi qua một chiếc cầu bắc qua song vậy, cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ cầu. Các răng trên cung hàm hoặc là các trụ implant và nhịp cầu này là một hoặc nhiều răng bị mất. Cùng với các trụ cầu thì đây chính là các điểm tựa mang răng mất. Thì việc cầu răng được gắn cố định trên các răng trụ, từ đó sẽ giúp lấp đầy khoảng trống răng mất trên các cung hàm.

Các cầu răng sứ là cầu răng được làm bằng vật liệu sứ

2. Khi nào nên làm cầu răng?

Đối với những trường hợp nên áp dụng phương pháp cầu răng sứ có thể kể đến như sau:

  • Thiếu răng bẩm sinh
  • Mất răng vĩnh viễn do tai nạn hoặc sâu răng hay viêm tủy răng…..
  • Làm cầu răng sứ sẽ đem đến cho bạn nhiều lợi ích. Cả về thẩm mỹ cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng
  • Đem lại sự tự tin khi cười hoặc giao tiếp hàng ngày
  • Điều chỉnh lại lực cắn như bình thường khi nhai và ăn uống
  • Phục hồi khả năng phát âm, sẽ giúp nói chuyện rõ ràng hơn không bị ngọng
  • Duy trì hình dạng khuôn mặt tự nhiên nhất
  • Ngăn ngừa những răng xung quanh có thể phát triển xiêu vẹo, mọc lệch khỏi vị trí ban đầu vốn có.
  • Thay thế những chiếc răng bị mất rất tốt.

3. Phân loại cầu răng sứ

Hiện nay nhu cầu làm đẹp tăng cao công nghệ phát triển. Nên có rất nhiều phương pháp cầu răng sứ khác nhau và 4 loại cầu răng sứ chính đó là:

Cầu răng sứ truyền thống

cau rang su truyen thong
Cầu răng sứ truyền thống

Hiện đây là loại cầu răng phổ biến nhất khi răng ở hai bên vùng răng bị mất vẫn còn khỏe mạnh bình thường. Thì cầu răng sứ truyền thống bao gồm: hai mão răng được chụp lên trụ răng hai bên và ở giữa nối răng giả để thay thế cho răng bị mất.

 Cầu răng với hay còn gọi là cầu răng đèo (cantilever bridge)

Đậy là loại cầu răng này chỉ dùng một mão răng được gắn vào các răng trụ để đỡ làm cầu răng giả. Thế nhưng loại cầu răng này thường không được khuyến khích làm. Vì các lực cắn mạnh sẽ gây ảnh hưởng lên các răng trụ. Từ đó bạn có thể thực hiện loại cầu răng này cho răng cửa bị thiếu.

Cầu răng cánh dán

Cũng tương tự như loại cầu răng truyền thống. Thì cầu răng cánh dán cũng cần đến hai răng tự nhiên ở hai bên vùng răng bị mất. Các điểm khác biệt nằm ở chỗ cầu răng cánh dán và sử dụng một khung bằng kim loại. Thì sứ để gắn vào các mặt sau của hai răng bên cạnh trên hàm.

Loại cầu răng này chủ yếu dùng cho các vùng răng trước và các răng trụ còn khỏe mạnh. Thì bạn không nên lựa chọn cầu răng cánh dán cho các khớp cắn sâu và các khớp cắn chéo.

 Cầu răng với hỗ trợ của implant

Cũng theo thông thường, thì bác sĩ sẽ cấy ghép implant cho mỗi vị trí răng bị mất nhưng nếu không thể. Thì bạn có thể chọn loại hình làm cầu răng sứ với hỗ trợ implant để làm răng trụ hai bên cầu răng. Đặc biệt loại cầu răng này sẽ không gây ảnh hưởng đến răng tự nhiên và được xem là phương pháp ổn định nhất.

4. Nên làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant?

nen lam cau su hay implant

Hiện nay cấy ghép implant hiện đang là phương pháp phục hình răng tốt nhất trên thị trường. So với cầu răng sứ, thì trồng răng implant có những ưu điểm sau đây:

Trụ răng implant vững chắc như là một chiếc răng thật. Còn nếu chăm sóc tốt thì tuổi thọ răng có thể kéo dài lên đến hơn 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

Việc cấy implant không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh cũng như là làm cầu răng sứ. Vậy nên bạn không phải lo sức khỏe răng yếu đi do bị mài mòn nhé.

Hiện tượng tụt nướu, và tiêu xương hàm vẫn sẽ xảy ra với phương pháp cầu răng. Đồng thời trồng răng implant có thể khắc phục được vấn đề này.

Thế nhưng nhược điểm của trồng răng implant là thời gian điều trị lâu. Vì có thể mất tới 9 tháng nếu tình trạng răng của bạn không đủ khỏe. Còn ngoài ra chi phí cấy ghép cũng cao hơn nhiều so với cầu răng sứ

4. Làm thế nào để cầu răng sứ bền lâu trong miệng?

Việc cầu răng sứ có dùng được lâu trong miệng hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

Thói quen ăn nhai:

  •  Còn nếu bạn có thói quen đưa hàm sang hai bên để nghiền thức ăn. Thì khi đó ngoài lực nhai thẳng đứng, THÌ các răng sẽ phải chịu thêm lực uốn cong. do răng bị xoay và lâu dần răng trụ sẽ bị tiêu xương giữ chân răng. Còn khi đó bạn sẽ thấy lợi xung quanh răng trụ bị tụt xuống và răng trụ bị đau hoặc lung lay. Đối với trường hơp này thì có thể răng trụ sẽ không đủ khỏe để mang cầu răng. Nên răng phải nhổ bỏ đi và phải làm cầu răng mới để thay thế răng mất.
  •  Còn nếu bạn chỉ nhai một bên đây cũng là thói quen gây nhanh hỏng cầu răng. Tại bên bạn hay nhai do đó các răng trụ phải thường xuyên chịu một lực nhai quá mạnh so với chúng phải chịu. Cũng do vậy các răng trụ sẽ nhanh chóng bị tụt lợi, và tiêu xương và bị hỏng
  •  Cũng theo thói quen hay dùng răng cửa để cắn hay nhằn đồ ăn. Từ đó cũng sẽ làm cho cầu răng ở vùng này dễ gãy và vỡ.
  • Thói quen di chuyển hàm: Còn nếu bạn có thói quen trượt răng cửa hàm dưới ra trước. Thì những cầu răng ở phía răng cửa sẽ bị ảnh hưởng bởi các lực đẩy theo hướng trượt hàm. Từ đó làm các răng trụ cũng bị ảnh hưởng theo. Và như vậy cầu răng sẽ không thể bền được.
lam the nao de cau rang su trong mieng ben
Làm thế nào để cầu răng sứ trong miệng bền

5. Các thói quen dùng thực phẩm

Các thực phẩm cứng và dai dễ gây gãy hoặc mẻ sứ của cầu răng.

Cách vệ sinh răng miệng: Hãy chải răng sau khi ăn và lấy sạch thức ăn ở kẽ răng xung quanh cầu răng. Bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa nhé. Nên lấy sạch thức ăn ở dưới các nhịp cầu bằng cây luồn chỉ hoặc bằng máy tăm nước để vệ sinh tốt nhất. Chải răng đúng cách để tránh tụt lợi và mòn cổ răng ở những răng trụ khác.

  • Mô răng thật: Còn nếu răng làm trụ cầu bị sâu và vỡ lớn. Thì phần mô răng còn lại rất ít thì bản thân chúng sẽ rất yếu và không trụ được lâu. Khi đó, nha sĩ sẽ gia cố thêm chốt răng hoặc một cùi giả trước khi làm chụp để mang cầu răng lên. Trong trường hợp như vậy, thì bác sĩ sẽ thảo luận kỹ với bạn về kế hoạch điều trị. Cũng như là cách chăm sóc để cố gắng cầu răng sử dụng được lâu nhất có thể.
  • Tay nghề bác sĩ: Ngoài việc chọn được một nha sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm phục hình sẽ là một lợi thế. Sẽ giúp bạn sử dụng cầu răng sứ được lâu dài hơn.
  •  Kỹ thuật mài răng phải được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn cao.  Khi làm đúng kỹ thuật và mài răng với tỷ lệ phù hợp thì sẽ không gây nguy hiểm cho răng . Ngược lại nếu như nha sĩ thực hiện thao tác này sai và không chuẩn xác thì tác hại của việc mài cùi răng là rất lớn. Các răng có thể bị ê buốt nặng và tổ chức răng thật bị mất nhiều dẫn đến hư hỏng. Làm tủy răng bị tổn thương và nặng hơn sẽ là mất răng.

ne hoặc nhắn tin trực tiếp tới nha khoa Asoka nhé!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *