Lợi trùm là tình trạng thường gặp ở vùng răng khôn, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc răng. Nếu không được xử trí đúng cách có thể dễ dàng gây viêm lợi trùm răng số 8 và ảnh hưởng đến răng 7.
1. Thế nào là lợi trùm răng khôn?
Lợi trùm là hiện tượng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt của răng. Chúng ngăn các răng mọc khôn mọc lên. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do răng số 8 mọc sau cùng. Khi các răng vĩnh viễn khác đã mọc hoàn thiện. Vì không có chỗ mọc khiến răng mọc sát vào phần trong cùng của lợi. Ngoài ra khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cũng dẫn tới tình trạng bị lợi trùm.
Lợi trùm khiến răng không thể mọc ra ngoài lợi, gây đau nhức hay sưng tấy mỗi khi răng số 8 mọc. Tình trạng này nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như là: viêm lợi trùm gây mất răng số 7 và u nang răng khôn khiến răng bị viêm nhiễm và nhiễm trùng.
Với nhiều trường hợp nhiễm trùng trong lợi trùm, có thể lan ra phần má và cổ. Rất dễ gây nên một số bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Có thể kể đến như nhiễm trùng máu, viêm đường hô hấp, bệnh tim, tiểu đường…
2. Viêm lợi trùm răng khôn có biểu hiện gì?
- Một số biển hiện lợi trùm răng khôn phổ biến đó là:
- Đau nhức vùng nướu, má nơi răng khôn mọc mà bị lợi bao trùm.
- Mô nướu sưng tấy, đỏ do vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh.
- Áp xe có mủ ở lợi nếu tình trạng viêm ở mức độ nghiêm trọng.
- Khó mở miệng và hàm, khi mở miệng hoặc ăn nhai thì cảm thấy đau nhiều hơn.
- Khi tình trạng viêm diễn tiến phức tạp, người bệnh có thể sẽ phát sốt trên 38 độ C.
- Tình trạng chán ăn, ăn không ngon khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức.
- Sưng hạch bạch huyết ở dưới hàm hoặc dưới cổ.
- Miệng có mùi khó chịu, súc miệng cũng không làm giảm mùi hôi trong miệng do vi khuẩn và các ổ mủ phát triển quá mức.
Tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị sẽ thành bệnh mạn tính. Từ đó rất khó điều trị và nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Chính vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên. Lúc này người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhé.
3. Vì sao khi mọc răng khôn thường bị viêm lợi trùm?
Răng khôn thường mọc trong độ tuổi trường thành từ 18 – 25 tuổi hay có khi muộn hơn. Trong thời điểm mọc răng khôn, các bạn sẽ thấy khoang miệng thường xuất hiện tình trạng viêm lợi trùm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên có thể do yếu tố sau:
- Răng khôn nằm trong cùng của hàm, cùng vị trí sâu nhất nên quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Có hậu quả là thức ăn bị đọng lại, từ đó tạo môi trường thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển mạnh.
- Khi đó phần lợi bên trong càng sưng đỏ hơn và nó che phủ răng khôn.
- Ở độ tuổi trưởng thành, xương quai hàm đã phát triển ổn định. Còn rất ít khoảng trống cho răng khôn mọc hoàn chỉnh. Đồng thời phần nướu cũng rất vững chắc nên răng khôn có xu hướng mọc lệch, chen chúc.
Khi răng khôn mọc lệch thường có một phần nhỏ thân răng nhô lên trên, còn thân thì đâm ngang sang răng số 7. Vậy nên phần nướu bị xuyên qua sẽ dần bao trùm lên thân răng, gây viêm, sưng tấy.
4. Những cách điều trị răng khôn bị lợi trùm
Không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng bị viêm lợi trùm. Tuy nhiên khi gặp tình trạng này, các bạn nên tìm ra cách điều trị phù hợp nhất để tránh hậu quả về sau ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Đợi khi phần lợi trùm tiêu viêm và ổn định hơn, bạn có thể tham khảo phương pháp tiếp theo. Thuốc kháng sinh được sử dụng trị viêm lợi trùm là Spiramycin& Metronidazol, trong đó:
- Spiramycin: Hiện là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminosid. Nó có tác dụng ức chế- ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Metronidazol: Là kháng sinh thuộc nhóm Nitroimidazole. Nó cũng với công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng.
Bạn sẽ được kê thuốc trong khoảng 5 ngày và sau khi 5 – 7 ngày thì phần lợi trùm dần trở lại bình thường. Nên nhớ là không tự ý ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc khác. Có điều này có thể gây ra hiện tượng vi khuẩn đề kháng thuốc và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Còn nếu bạn có tiền sử về bệnh dạ dày thì báo sớm. Bác sĩ để tìm loại thuốc phù hợp nhất không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chú ý: Việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp tạm thời chữa viêm lợi. Và chúng vẫn có thể quay lại nhiều lần mỗi khi răng khôn mọc thêm một ít. Vậy nên răng khôn thường đường khuyên nhổ bỏ vì cũng không có chức năng ăn nhai.
Cắt lợi trùm răng khôn
Cắt lợi trùm là tiểu phẫu nhỏ được sử dụng trong nha khoa. Nhằm loại bỏ phần lợi đang mọc trùm lên răng khôn. Với trường hợp răng khôn mọc thẳng- bác sĩ sẽ khuyên bạn cắt lợi trùm. Để giải phóng không gian đồng thời tạo điều kiện cho răng khôn mọc lên một cách tốt nhất có thể.
Khi thực hiện, bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng. Sau đó sẽ gây tê phần lợi cần loại bỏ. Quá trình sử dụng Laser để cắt mặt trong và mặt ngoài và loại bỏ phần gốc lợi trùm. Cùng với sự phát triển của y học hiện nay, các bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần đợi khoảng 1 – 2 tuần tuỳ tình trạng mỗi người, phần lợi sẽ bình phục hoàn toàn rồi.
Nhổ răng khôn
Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc kẹt, mọc thấp hay không trồi hẳn lên. Các phần nướu bị che một nửa và toàn bộ răng lúc này nhổ răng khôn là điều cần thiết. Vì răng khôn không có chức năng ăn nhai thức ăn và ngược lại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ. Nên việc loại bỏ răng khôn giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi. Bên cạnh đó, quá trình vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.
Nếu bạn cũng đang gặp phải trường hợp này thì hãy đến ngay nha khoa nhé. Để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay tới nha khoa Asoka để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!